Cách chữa bệnh ít ai ngờ từ vỏ chuối hột

vo-chuoi-hot-1

Chuối hột là một trong những cây thuốc nam quý, được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao. Không chỉ quả, hạt mà ngay cả vỏ chuối hột cũng được dùng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Đặc điểm của vỏ quả chuối hột

vo-chuoi-hot-1
Vỏ chuối hột cũng là vị thuốc tốt cho sức khỏe

Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa balbisiana, thuộc chi chuối. Dù cùng chi chuối nhưng chuối hột rừng cũng có một số loại khác nhau. Kéo theo đó là có loại chuối hột rừng có vỏ màu xanh, có loại hơi có màu tím. Tương tự như phần lớn loại chuối, vỏ quả chuối hột rừng khi còn non cũng có màu chủ đạo là màu xanh. Đến khi quả già, chuyển sang giai đoạn chuối chín thì vỏ bắt đầu có màu vàng hoặc vàng hẳn.

Xét về đặc điểm bên trong thì khi còn xanh vỏ quả chuối hột rừng giòn, mềm, có sợi mỏng. Bấm vào vỏ quả hoặc lấy dao cắt nhẹ sẽ thấy nhựa đục chảy ra. Khi quả chín thì vỏ quả ít nhựa dần rồi hết hẳn. Vỏ quả mềm, có thể dễ dàng bóc vỏ. Do quả chuối hột rừng nhỏ hơn nhiều so với chuối thu lấy quả ăn nên phần vỏ quả cũng nhỏ hơn, thu được ít hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chuối hội

Gần như tất cả các bộ phận trên cây chuối hột rừng đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, mỗi bộ phận đều có cách dùng khách nhau, mọi người cần lưu ý để biết cách sử dụng phù hợp, phát huy tối đa công dụng.

vo-chuoi-hot-2
Phần vỏ chuối hột được dùng trong nhiều bài thuốc để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh

Riêng với vỏ chuối hột thì hiện đang được dùng dưới 2 dạng chính là vỏ tươi và vỏ quả khô. Tùy từng bài thuốc, người dùng có thể lấy vỏ tươi xanh hoặc bóc vỏ tươi chín. Với vỏ khô, có thể tận dụng vỏ chuối khi bóc vỏ chuối hột rừng để làm hạt chuối khô. Vỏ quả cũng chỉ cần rửa sạch (có thể cắt ngắn hoặc không) rồi phơi hay sấy khô. Trong quá trình sử dụng nên cho vỏ khô vào hộp kín, đây lại để bảo quản dùng dần. Dưới đây là một số bài thuốc từ vỏ chuối hột mà mọi người có thể tham khảo, sử dụng khi cần.

– Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh niên: Vỏ quả chuối hột 40g, phơi hoặc sấy khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán thành bột mịn. Trộn đều các loại bột với nhau, luyện với mật ong làm thành viên hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.

– Hỗ trợ điều trị kiết lỵ: Chuẩn bị vỏ quả chuối hột, vỏ quả lựu, rễ gai tầm xọng, rễ tầm xuân mỗi thứ 20g; búp ổi 10g. Đem tất cả phơi hoặc sấy khô rồi sắc lấy nước uống.

– Hỗ trợ đều trị đau bụng, tiêu chảy: Nên lấy quả chuối hột rừng chín vàng, bóc lấy vỏ, thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần lấy 4 – 8g hãm với nước sôi uống ngày 2 lần.

– Hỗ trợ điều trị hắc lào và bệnh ngoài da: Vỏ quả chuối hột xanh là nơi tập trung nhiều nhựa nhất. Do đó, nếu bị hắc lào hoặc các loại bệnh ngoài da thì người bệnh có thể cắt nhẹ vào phần vỏ quả chuối hột xanh cho nhựa chảy ra, bôi nhựa chuối vào vùng da bị bệnh. Thực hiện ngày 2 – 3 lần, liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

– Hỗ trợ điều trị ung xỉ, xỉ máu, xỉ mủ chân răng: Dùng vỏ quả chuối hột, cam thảo nam, da trăn. Đem cảm ba vị đốt thành than tồn tính kết hợp với ít hòn phèn xanh phi, tán ra bột, hòa với dầu dưa. Sau đó, súc miệng thật sạch, thoa thuốc vào chân răng. Ngày áp dụng nhiều lần cho đến khi thấy đỡ.

vo-chuoi-hot-3
Người đau bụng cũng có thể dùng vỏ chuối hột để giảm đau, tránh tái phát

Lưu ý khi dùng vỏ chuối hột phòng trị bệnh

Các bài thuốc từ vỏ chuối hột đã được nhiều người áp dụng và ghi nhận hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để lấy chuối hột tươi và tự làm vỏ chuối hột khô. Do đó, hiện nhiều người đã mua các sản phẩm chuối hột khô hoặc vỏ chuối hột khô đóng gói sẵn. Nếu mua tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng thì chuối hột khô đóng gói sẵn có ưu điểm là chọn được nguồn chuối hột chất lượng, sơ chế trên dây truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng.

Ngoài việc chọn nguồn chuối hột, người dùng vỏ chuối hột để trị bệnh cũng cần lưu ý là người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc. Thay vào đó, hãy pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày. Cách này sẽ giúp người bị bệnh dạ dày vẫn đảm bảo được công dụng của chuối hột mà lại không chịu ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều vỏ quả chuối hột xanh hoặc nếu thấy táo bón thì nên giảm liều lượng để đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về vỏ chuối hột và cách dùng vỏ chuối hột để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.