Lưu ý khi dùng thân cây chuối hột để phòng bênh

than-cay-chuoi-hot-2(12

Thân cây chuối hột được nhiều người dùng để giảm cân, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng thân cây chuối hột mọi người cần ghi nhớ những lưu ý sau

Thân cây chuối hột có nhiều công dụng cho sức khỏe như phòng bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp (nhất là thoát vị đĩa đệm, tán sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang. Nước từ thân cây chuối hột còn thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thần kinh, phòng ngừa táo bón, giảm cân, giảm các bệnh về dạ dày…. Tuy nhiên, để thân cây chuối hột an toàn và phát huy tối đa công dụng, mọi người cần ghi nhớ những lưu ý khi dùng thân cây chuối hột để phòng bênh sau:

Chọn đúng thân cây chuối hột

than-cay-chuoi-hot-1
Cần chọn đúng thân cây chuối hột để đảm bảo công dụng

Chuối hột đều thuộc chi chuối, có các dấu hiệu ngoại hình đặc trưng của chi này. Do đó, không ít người khi biết được công dụng của chuối hột đã nhanh chóng lấy thân cây về dùng nhưng lại lấy nhầm thân cây khác. Kết quả là dù kiên trì điều trị nhưng thời gian dài đều không thấy bệnh thuyên giảm.

Chỉ chuối hột tươi mới ngọt

Khi muốn dùng thân cây chuối hột làm rau sống hay nước ép thì tốt nhất nên chặt cái dùng ngay vì thân cây chuối hột phải dùng ngay khi chặt mới tươi, ngọt. Trường hợp để lâu thì thân cây sẽ bị “ôi” với các biểu hiện dễ nhận biết nhất là thân cây nhạt.

Phần dùng làm rau sống phải là nõn chuối non

Cây chuối hột mọc khá nhiều ở nước ta nhưng không phải ai cũng có điều kiện tiếp xúc thường xuyên. Do đó, một số người vẫn cho rằng phần lõi chuối nào cũng có thể thái ra làm rau sống. Thực chất phần thái ra làm rau sống chỉ có phần lõi bên trong thân của cây chuối hột non, chưa ra buồng. Đến khi cân ra buồng thì vẫn có nơi dùng nhưng chỉ để ép lấy nước uống. Chính nước ép thân chuối hột mà chọn được phần lõi non bên trong cũng sẽ ngon ngọt hơn.

than-cay-chuoi-hot-2(12
Phần dùng làm rau sống chính là phần nõn chuối non thái mỏng

Có thể bảo quản thân chuối trong tủ lạnh

Thân cây chuối hột tươi là ngon nhất nhưng không phải ai cũng có điều kiện dùng. Nếu gần nhà, gần khu vực đang sinh sống không có chuối hột thì bạn có thể lựa chọn cách bảo quản thân cây trong tủ lạnh. Chỉ cần không bị dập thì thân cây chuối hột bảo quản trong ngắn mát sẽ giữ được rất lâu. Khi dùng chỉ cần lấy dao xắt bỏ 1 lát mỏng ngoài cùng hoặc bóc bớt bẹ là được.

Nước từ thân chuối hột an toàn với mọi người

Người bệnh tiểu đường dược khuyên nên chặt cây chuối hột, khoét thân, để sáng hôm sau để uống nước từ thân chuối hột. Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam thì loại nước từ thân chuối hột này rất tốt cho cơ thể, không chống chỉ định với ai. Chính cây chối hột cũng lành tính, dễ sống nên ít chịu cảnh bị can thiệp bằng hóa chất nông nghiệp.

than-cay-chuoi-hot-3
Nước chuối hột được đánh giá là an toàn với tất cả mọi người

Người “bụng dạ yếu” nên thận trọng

Nước từ thân cây chuối hột ngọt mát, hơi chan chát. Chính phần chan chát do nhựa chuối này giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế thì những người bụng dạ yếu, quá nhạy cảm (trường hợp chỉ dùng đồ lạ, đồ tươi sống chút đã đau bụng) nên hạn chế sử dụng. Nếu dùng thì sau khi chặt chuối để khoét thân lấy nước nên có biện pháp che chắn cẩn thận.

Nên chặt từ ngọn để tiết kiệm cây

Có người cho rằng nước rỉ ra từ thân chuối ở phần gốc mới ngon nên chỉ chặt gần gốc để lấy nước. Thực ra đây là quan niệm sau lầm vì phần nước từ thân chuối này vốn là hỗn hợp từ một chút nhựa cây và nước + chất dinh dưỡng cây hút lên từ đất. Do đó sẽ không có chuyện nước ở gốc mới ngon. Thậm chí việc chặt từ trên cao, sát ngọn cây còn giúp cây đỡ bị côn trùng tấn công, hạn chế nhiễm khuẩn….

Có thể thêm chất làm ngọt phù hợp

Nước từ thân chuối hột nói chung gồm cả nước chảy lẫn nhựa chuối, nước trong thân chuối, nước sắc chuối hột, nước ép chuối hột đều ít hoặc không ngọt. Do đó, để tăng cường hương vị, bạn có thể cho thêm chất làm ngọt phù hợp như đường cát, đường phèn, mật ong. Việc chọn loại chất làm ngọt còn phụ thuộc vào tình trạng và sở thích của mỗi cá nhân (ví dụ người tiểu đường thì không nên dùng thêm đường).

Thân chuối hột cho công dụng khá chậm

Đây là vấn đề mà người hỗ trợ điều trị bệnh bằng chuối hột và các mẹo dân gian khác cần lưu ý. Việc áp dụng mẹo, dùng thảo dược tự nhiên không thể sáng uống trưa đỡ như thuốc tây. Đó là cả một hành trình dài mà người bệnh phải kiên trì và dùng đúng hướng dẫn. Ngoài ra, với các bệnh mãn tính khó điều trị (y học hiện đại cũng có thể phải bó tay) như xương khớp, tiểu đường thì việc dùng thân chuối hột thường cho hiệu quả rất chậm, cần dùng thường xuyên, kéo dài để giảm tối đa các triệu chứng của bệnh.

Trên đây là một số lưu ý khi dùng thân cây chuối hột. Chúc mọi người thêm khỏe mạnh, tự tin với vị thuốc nam này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.