“Chào chuoihotbackan.com! Mẹ tôi năm nay ngoài 70 tuổi. Bà bị táo bón nhiều năm nay. Thường bị đau bụng, khó đại tiện, có thời gian nứt kẽ hậu môn khiến bà sợ và ngại ăn uống. Tôi có đưa mẹ đi khám, lấy thuốc uống nhưng uống thuốc nhiều mẹ tôi lại bị đau dạ dày, cứ ngừng thuốc thì tình trạng táo bón lại quay lại.
Có người quen khuyên tôi nên cho mẹ dùng chuối hột rừng vì tác dụng chuối hột với bệnh táo bón rất tốt lại an toàn, lành tính, phù hợp với người già. Nhưng cũng có người lại bảo chuối hột rừng chát, gây táo bón nên mẹ tôi đang bị táo bón mà ăn vào thì sẽ nặng hơn. Do không có kiến thức về mảng này nên tôi không biết tác dụng chuối hột với bệnh táo bón và thông tin nào mới là đúng? Liệu chuối hột có phù hợp với tình trạng của mẹ tôi? Mong chuoihotbackan.com tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Trên đây là câu hỏi của chị Trần Thị Hoa ở Tam Nông, Phú Thọ gửi về cho chuoihotbackan.com. Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều gia đình từng có người thân, đặc biệt là người già bị táo bón. Để giải đáp câu hỏi của chị Hoa về tác dụng chuối hột với bệnh táo bón, ban biên tập chuoihotbackan.com đã tham khảo một số tài liệu y khoa, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn và xin trả lời chị như sau:
Tác dụng chuối hột với đường tiêu hóa
Một trong những băn khoăn của chị Hoa là về tác dụng chuối hột và chuối hột có gây bệnh táo bón không? Thực chất, với những người đã hiểu về chuối hột thì sẽ biết loại cây thuốc nam này vừa gây táo bón vừa không. Bởi tùy vào những bộ phận khác nhau trên cây chuối hột mà sẽ có những công dụng khác nhau.
Riêng với hệ tiêu hóa và bệnh táo bón thì chuối hột xanh sẽ gây hại vì có lượng lớn nhựa và chất tanin. Chất này có vị đắng, có tác dụng làm se, bảo vệ quả tránh khỏi những tác động xấu từ côn trùng. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều chuối hột xanh thì sẽ gây táo bón kéo dài, tạo cảm giác bức bối, khó chịu. Đặc biệt với trường hợp người cao tuổi, sức đề kháng kém, có tiền sử mắc bệnh táo bón như mẹ chị Hoa thì càng không nên dùng chuối hột xanh.
Nhưng nếu chuối hột xanh gây táo bón thì chuối hột chín lại là vị thuốc chữa táo bón hiệu quả. Chuối hột chín mềm với vị ngọt tự nhiên có chứa nhiều hợp chất hữu ích để kích thích hệ thống tiêu hóa, tăng cường viết hấp thu dưỡng chất và đẩy chất thải ra ngoài. Hơn nữa, chuối hột chín, đặc biệt là loại chuối hột rừng rất sạch, an toàn với sức khỏe. Do đó, chị Hoa có thể cho mẹ dùng chuối hột chín để giúp cụ đại tiện dễ dàng hơn. Khi vấn đề táo bón được giải quyết thì tình trạng đau bụng, nứt kẽ hậu môn… cũng sẽ tự biến mất.
Hiện có 2 cách đơn giản để giảm táo bón bằng quả chuối hột chín, phát huy tối đa tác dụng chuối hột. Một trong số đó chị Hoa có thể cho mẹ dùng chuối hột chín tươi luôn. Nên chọn những quả chín kỹ, hơi có vị ngọt và không còn chút vị chát nào, thịt quả mềm. Nếu chuối không được ngọt thì có thể thêm một chút đường hoặc mật ong (tùy vào tình trạng sức khỏe nhưng mật ong sẽ tốt hơn) để mẹ chị cảm thấy dễ ăn hơn. Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ cho cụ ăn chuối hột chín vào lúc no, sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng để phát huy tốt nhất tác dụng chuối hột.
Ngoài ra, chị cũng có thể lấy 1 – 2 trái chuối chín vùi vào bếp lửa đến khi vỏ quả ngả sang màu đen, phần ruột quả chín nhũn thì lấy ra để nguội cho cụ ăn. Nhiều người đã dùng cách này đều khẳng định ăn chuối hột nướng xong thường rất dễ đi đại tiện, thậm chí có người chỉ ăn tầm nửa tiếng là đi được ngay.
Ngoài ra, trên cây chuối hột còn một số bộ phân khác rất tốt cho người táo bón là thân chuối hột (phần lõi non ở cây chưa ra hoa) và hoa chuối hột. Với cả 2 loại này, chị Hoa đều có thể rửa sạch, thái mỏng, ngâm nước chanh rồi làm nôm hoặc cho cụ ăn như rau sống.
Trong thân và hoa chuối hột đều có lượng nước lớn có khả năng bổ sung nước cho ruột (táo bón thường do phân thiết nước, bị chặt cứng lại). Ngoài ra, thân và hoa chuối hột còn rất giàu chất xơ có khả năng làm mềm chất thải, kích thích nhu động ruột để đẩy chất thải ra ngoài. Dù thân và hoa chuối hột cũng có nhựa và hơi chát nhưng các loại này thường được dùng lạnh nên chút chát sẽ giúp cụ đỡ bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng hay sống phân.
Nếu dùng thân hoặc hoa chuối hột thì chị Hoa cũng cần lưu ý vì như chị nói mẹ chị đã ngoài 70 tuổi, hệ tiêu hóa có phần kém (thường táo bón, đau dạ dày) nên khi chế biến thân hoặc hoa chuối hột chị cần làm một cách cẩn thận, tốt nhất nên dùng nước lọc để hạn chế nhiễm khuẩn. Ngoài ra, không nên cho cụ dùng một lần quá nhiều mà nên dùng ít một nhưng thường xuyên.
Lưu ý dành cho bệnh nhân táo bón
Tác dụng chuối hột với bệnh táo bón là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, ngoài dùng chuối hột chị Hoa cũng có thể cho mẹ dùng các phương pháp điều trị kết hợp hỗ trợ như dùng sữa chua hoặc sữa bột có bổ sung chất xơ, trà thảo dược… Cần giúp cụ điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống, luyên tập cho phù hợp. Ví dụ như ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng, uống nhiều nước, đi cầu đúng giờ và đều đặn, vận động nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi để kích thích nhu động ruột.
Buổi sáng ngủ dậy chị Hoa cũng nên khuyên cụ sau khi súc miệng nên uống 1 cốc nước lọc để nhuận trạng, kích thích nhu động ruột, giúp cụ đại tiện dễ dàng….