Lá chuối hột có công dụng gì? Nhiều gia đình chỉ dùng lá chuối hột để gói bánh, để lá già rồi cắt lấy dây chuối mà không biết rằng lá chuối hột cũng là vị thuốc quý trong y học. Cùng chuoihotbackan.com tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, các dùng của lá chuối hột nhé!
Đặc điểm và nguồn gốc của lá chuối hột
Chuối hột là cây thân thảo nhiều năm, mỗi cây cao từ 2 – 6m, có một phần thân ngắn mọc dưới đất, mang theo nhiều mầm thường gọi là củ chuối hoặc thân ngầm. Thực ra, đây mới là thân chính của cây chuối còn phần mọc trên mặt đất là thân khí sinh mới mọc ra trên bề mặt cây mẹ hay còn gọi là thân giả. Rễ chuối hột mọc thành chùm, kéo dài 4 – 5 mét mỗi bên. Phân bố chủ yếu trên phần đất mặt nhưng cũng có thể ăn sâu xuống đất khoảng 70cm.
Thân giả khí sinh (phần trên mặt đất) có hình trụ được cấu tạo bởi các bẹ lá bao bọc, đường kính có thể lên đến 40cm. Các lá được sinh ra từ thân chính, có phiến cuộn tròn và mọc liên tục qua phần lõi của thân giả. Sau khi ra khỏi thân giả, các phiến lá mở ra, có phiến thuôn dài từ 100 – 150cm, rộng từ 20 – 40cm. Phần gân giữa thẳng, nổi rõ (nhất là mặt dưới lá) với hệ gân hình lông chim song song. Phần lá này được khá nhiều nơi dùng là thuốc trong việc phòng và hỗ trợ điều trị.
Do chuối hột phân bố rộng khắp nên người dùng có thể dễ dàng tìm thấy lá chuối hột. Ở Việt Nam, có thể tìm được lá chuối hột ở cả 3 miền của đất nước, đặc biệt là các tỉnh Đông Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Trong khi đó, trên thế giới cây chuối hột mọc ở khắp vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhiều tài liệu hiện nay cho rằng chuốt hột hay chính xác là chuối hột rừng là tổ tiên của các loại chuối ăn quả đang được trồng. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì thực chế các loại chuối được trồng phổ biến hiện nay đều được lai giữa hai loài chuối là Musa acuminata và M. balbisiana (chuối hột rừng thuộc nhóm Musa acuminata với tên khoa học là Musa acuminata Colla). Cả 2 loài chuối này đều là cây bản địa của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam….
Công dụng và cách dùng của lá chuối hột
Lá chuối hột vốn không xa lạ gì với nhiều người dân Việt Nam. Ở những vùng có cây chuối hột mọc tự nhiên, nhiều gia đình thường dùng lá chuối hột để gói những thức bánh thơm ngon như bánh chưng, bánh tét, gói xôi, cơm nắm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng bản thân lá chuối hột còn rất tốt cho sức khỏe.
Khi dùng dao chặt xuống 1 tàu lá chuối, bạn có thể dùng cốc để ứng lấy phần nước chảy ra từ đoạn lá chuối vừa chặt. Nước này có lẫn với nhựa chuối. Theo y học Ấn Độ, phần nước nhựa chuối này có thể được dùng để điều trị các chứng bệnh về thần kinh như động kinh và icteria. Thành phần trị bệnh chính là nhựa cây nhưng người bệnh có thể uống luôn hỗn hợp cả nước, cả nhựa chảy ra từ đoạn cắt trên tàu lá chuối vì rất khó lọc riêng nhựa và phần nhựa riêng sẽ rất chát.
Theo Indiatimes, lá chuối còn chứa một hợp chất có nguồn gốc từ thực vật được gọi là polyphenols như epigallocatechin (EGCG) (chất này cũng được tìm thấy trong trà xanh). Chất polyphenols là một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật. Dù lá chuối không dễ tiêu hóa nên thường không được khuyến cáo ăn trực tiếp nhưng bạn có thể bỏ một số thực phẩm lên lá chuối. Chất polyphenols từ lá sẽ ngấm vào thực phẩm để bạn nhận được chất dinh dưỡng lành mạnh này.
Lá chuối hột còn được phủ một lớn sáp có mùi thơm và hương vị khá tinh tế, đặc trưng. Khi đặt thức ăn nóng lên lá, lớp sáp sẽ tan chảy và hòa quyện vào hương vị thức ăn để thực phẩm trở nên thơm ngon hơn, kích thích cảm giác thèm ăn, cải thiện vị giác. Do đó, những người biếng ăn, ăn không ngon miệng có thể đặt đồ ăn nóng lên lá chuối để tăng “ham muốn” với thức ăn. Ngoài ra, có thông tin cho rằng lá chuối có khả năng kháng khuẩn nên có thể loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại, phòng chống các chứng bệnh do nhiễm khuẩn.
Lá chuối hột cũng có nhiều tác dụng với khí huyết cơ thể. Do đó, phụ nữ bị băng huyết, nôn ra máu có thể dùng lá chuối hột phơi khô 10g, tinh tre 20g, mốc cây cau 20g. Đem tất cả đốt tồn tính, tán thành bột nhỏ, hòa với nước uống. Uống liên tục nhiều ngày có đến khi thấy đỡ hoặc khỏi hẳn.
Một công dụng khác của lá chuối hột là tiêu độc, làm mát phổi, bổ phổi, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi. Để tận dụng cuông dụng này của chuối hột, người dùng chỉ cần lấy lá bắc (lá chuối hột ôm sát buồng chuối, có màu đỏ) và hoa chuối hột. Đem rửa qua, cho vào nồi sắc uống.
Nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, lá chuối hột thường xuất hiện trong đời sống con người, trong những bài thuốc dân gian đơn giản và tiết kiệm.